In offset là một trong những công nghệ in tiên tiến và phổ biến nhất hiện nay, đáp ứng được năng suất cao, chất lượng thành phẩm tốt, tiết kiệm chi phí tối đa cho xưởng in. Vậy, in offset là gì? Kỹ thuật in offset ra sao? Tham khảo bài viết sau để tìm hiểu thêm về công nghệ in offset là gì nhé!
In offset là gì?
In offset và in kỹ thuật số mặc dù khá phổ biến trong ngành công nghiệp in ấn hiện nay, tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ in offset là gì.
In offset là một kỹ thuật dùng hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su trước rồi in lên giấy. Kỹ thuật này giúp hạn chế làm nước dính lên giấy theo mực in khi in thạch bản và cho chất lượng in ấn tốt nhất.
Người ta thường ứng dụng công nghệ offset vào việc in ấn số lượng lớn, cho ra chất lượng hình ảnh đạt tính nhất quán tuyệt đối. Ngoài ra còn in được trên nhiều chất liệu khác nhau như giấy, gỗ, vải, nilon,…
In offset và in kỹ thuật số khá phổ biến trong ngành công nghiệp in ấn hiện nay
In Offset cũng giống như in UV phẳng, nhưng thay mực in UV bằng mực in Offset.
Ưu, nhược điểm của kỹ thuật in offset là gì?
Ưu điểm của kỹ thuật in offset là gì?
- In offset tạo ra hình ảnh sắc nét, đạt chất lượng cao với độ bền màu tuyệt đối.
- Kỹ thuật in này được ưu tiên sử dụng nhiều, bởi có thể in số lượng lớn, giúp tiết kiệm chi phí tối đa.
- Trang bị hệ thống bánh răng in bằng cao su có tính đàn hồi, thích hợp với kết cấu của hầu hết bề mặt vật liệu in.
- Thời gian in nhanh chóng, dễ dàng, đáp ứng được nhiều đơn hàng trong một ngày với số lượng có thể lên tới 2 – 3 triệu bản in.
- Không xảy ra hiện tượng nhòe mực hay thấm nước vào giấy vì được in trực tiếp lên tấm ép rồi mới truyền qua bề mặt của vật liệu.
- Sở hữu công nghệ in hiện đại, tiên tiến, thường xuyên được cập nhật, đổi mới. Ngày nay, công nghệ in offset đã được ứng dụng hệ thống tự động hóa, giúp tăng năng suất và cải thiện độ chính xác lên gấp nhiều lần.
- Do không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cần in, thế nên các bản in trong công nghệ này đạt tuổi thọ lâu hơn.
In offset mang nhiều ưu điểm vượt trội mà các kỹ thuật in khác khó có được
Nhược điểm của công nghệ in offset là gì?
Bên cạnh ưu điểm vượt trội giúp công nghệ in offset trở thành một trong những kỹ thuật in phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay thì vẫn tồn tại một số nhược điểm.
Chẳng hạn như quá trình vận hành khá phức tạp, trải qua nhiều công đoạn. Vì vậy, nếu in với số lượng nhỏ thì giá thành sẽ khá cao, do chi phí hoạt động lớn.
Màu sắc sản phẩm in ấn đôi khi có thể bị sai lệch ở mức độ nhất định sau khi trải qua những công đoạn in offset.
In offset là nguyên lý in gì?
Nguyên lý in offset là gì thì câu trả lời đó là hoạt động dựa trên nguyên lý in phẳng, thông tin, hình ảnh thể hiện trên bản in có tính quang hóa, từ đó tạo ra các phần tử in bắt mực, phần tử không in thì bắt nước.
Hình ảnh trên khuôn in được yêu cầu theo chiều thuận, tức là cùng phương với bản in thành phẩm cuối cùng.
Cấu tạo của máy in offset
Sau khi đã hiểu hơn về in offset là gì và nguyên lý của nó, tiếp theo là cấu tạo của máy in offset, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Một đơn vị in của máy in offset thường bao gồm 3 phần chính, đó là:
- Trục ống mang khuôn (trục ống bản): Là một trục bằng kim loại nằm trên khuôn có phần tử in bắt mực và phần tử không in bắt nước.
- Trục ống mang tấm cao su (ống offset): Là một trục mang tấm cao su offset, có cấu tạo gồm một lớp vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in.
- Trục ống in gồm hệ thống lô truyền ẩm và mực.
Ngoài các bộ phận trên, máy in offset còn có bộ phận quan trọng khác như nạp giấy, trung chuyển và ra giấy – thành phẩm in cuối cùng.
Cấu tạo của máy in offset gồm có 3 phần chính cùng một số bộ phận hỗ trợ khác
► Xem thêm: Công nghệ in Metalize trên hộp giấy, túi giấy
Những yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ in offset
Mặc dù công nghệ này mang nhiều ưu điểm, thế nhưng để có những bản in thật sự chất lượng, một số yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp in offset là gì sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Chất lượng bề mặt in
Chất lượng giấy hay vật liệu in cũng sẽ quyết định phần lớn đến quá trình truyền mực và tái tạo hình ảnh. Theo đó, bề mặt nhám, lồi lõm sẽ đưa ra kết quả không được sắc nét, tinh tế so với giấy láng, mịn.
Chất lượng máy in
Phương pháp in offset cực kỳ phổ biến, vì vậy có nhiều hãng sản xuất cũng như đa dạng nguồn bán ra, giá thành cũng rất khác nhau. Vì vậy, điều tiên quyết nhất để có được những bản in tốt là không thể bỏ qua việc kiểm tra chất lượng máy in thường xuyên. Máy có thể hỏng hóc, dẫn đến tốc độ in bị ảnh hưởng nếu lâu ngày không được bảo trì, sửa chữa.
Chất lượng mực in
Độ dày của lớp mực trên bản in thường sẽ vào khoảng 3 – 5% mm, vì vậy, người ta thường sử dụng các loại mực có độ đậm cao. Bên cạnh đó, điều chỉnh cấp mực và chuyển động quay các lô chà mực sao cho phù hợp cũng là điều nên chú ý.
Yếu tố con người
Máy móc, kỹ thuật dù hiện đại đến đâu thì cũng vẫn phụ thuộc vào bàn tay, kinh nghiệm điều khiển của con người. Vì vậy, đội ngũ kỹ thuật, nhân viên vận hành luôn đòi hỏi có tay nghề cao và trình độ thẩm mỹ tốt, từ đó đem lại những bản in chất lượng, tối ưu chi phí sản xuất nhất có thể.
Quy tắc về thứ tự chồng mực trong công nghệ in offset là gì?
Thứ tự chồng màu trong công nghệ in offset là gì có thể được giải thích đơn giản là in chồng 2 hay 4 màu lên nhau, theo nguyên tắc ướt – chồng – khô hoặc ướt – chồng – ướt.
Phụ thuộc vào tính chất công việc in, loại máy và hiệu quả màu sắc yêu cầu mà có thể thay đổi thứ tự chồng màu này. Hiện nay, trong ngành công nghiệp in ấn, nhất là đối với in offset, người ta đã đưa ra các quy chuẩn về thứ tự chồng màu. Từ đó, các xưởng in có thể dựa vào để so sánh, đánh giá sản phẩm in của mình.
Theo quy chuẩn của châu Âu, thứ tự chồng màu được mô tả như sau:
- In 4 màu theo quy tắc ướt – chồng – ướt, in các màu theo thứ tự đen – xanh – đỏ magenta – vàng.
- In 2 màu theo quy tắc ướt – chồng – ướt và ướt – chồng – khô, các màu được in theo thứ tự xanh cyan – đỏ magenta → đen – vàng.
- In 1 màu theo quy tắc ướt – chồng – khô, màu in theo thứ tự xanh cyan → đỏ magenta → vàng → đen.
Hệ màu CMYK cơ bản trong cuộc sống
Quy trình in offset là gì? Được thực hiện ra sao?
Thiết kế bản in offset chuẩn file
Để có được sản phẩm in offset chất lượng, không gặp nhiều vấn đề phát sinh thì bản thiết kế phải chuẩn. Các thông tin, hình ảnh, màu sắc, nội dung phải hài hòa, phù hợp với tâm lý người tiêu dùng và “tính cách” thương hiệu.
Out film
Sau khi thiết kế bản in trên phần mềm hoàn chỉnh, kỹ thuật viên sẽ tiến hành xuất bản film. Film sau khi xuất bản sẽ được out thành 4 tấm, đại diện cho hệ màu C (Cyan) – M (Magenta) – Y (Yellow) – K (Black).
Đây là hệ gồm 4 màu cơ bản trong cuộc sống, từ những màu này, có thể pha trộn, điều chỉnh thành nhiều sắc thái khác nhau, tạo nên những bản in sắc nét, tươi sáng giống hệt như bản thiết kế.
Phơi bản kẽm
Sau khi đã out được 4 tấm film ứng với hệ màu CMYK, kỹ thuật viên sẽ tiến hành đem phơi từng tấm lên bản kẽm. Đây là bước thứ 3 trong quy trình in offset.
In offset
Trong quá trình này, kỹ thuật viên sẽ in từng màu một và có sự bố trí, sắp đặt khoảng cách trước – sau.
Đầu tiên, chọn 1 trong 4 kẽm màu để lắp lên quả lô của máy, cho mực vào tương ứng, sau đó tiến hành in. Sau khi đã chạy hết toàn bộ lượng bản in thì tháo kẽm, vệ sinh mực cũ, thay mới và cho toàn bộ quay trở lại vị trí ban đầu để in lớp tiếp theo. Thực hiện tương tự với hai kẽm màu còn lại.
Trước khi tiến hành in số lượng lớn, kỹ thuật viên cần chạy thử để đánh giá, xem xét chất lượng.
Gia công sau in offset
Sau khi in offset, bản in đã hoàn thiện khoảng 90%, để được đẹp và bền hơn, các xưởng in sẽ cán thêm màng mờ hoặc bóng. Ở bước này, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà xưởng in sẽ thực hiện.
In offset có thể ứng dụng trong:
- In hộp giấy
- In lịch treo tường
- In tờ rơi – brochure
- In catalogue
Các loại máy in offset
Các loại máy in offset là gì thì câu trả lời là có 2 loại phổ biến, dạng cuộn và tờ rời. Tùy thuộc vào yêu cầu của bản in mà xưởng sẽ lựa chọn loại máy cho phù hợp.
Máy in offset dạng cuộn
Loại máy in này có khả năng tự động nạp các cuộn giấy rộng từ trạm mực này sang trạm mực khác theo hệ thống liên tục. Màu cũng được phân chia phù hợp cho từng trang. Sau khi hoàn thành in ấn, giấy sẽ tự động cuộn lại, giúp giảm đáng kể nguồn nhân lực.
Máy in offset dạng cuộn được ứng dụng để in 10.000 bản sao trở lên, phù hợp với tạp chí, danh mục, decal hay tem nhãn số lượng lớn.
Máy in offset dạng cuộn
Máy in offset dạng tờ rời
Trong máy in dạng này, chất liệu in được phân chia thành các tấm nhỏ, lần lượt đi qua trục màu của máy in, cho ra từng chồng bản in thành phẩm, đạt năng suất từ 5.000 đến 20.000 bản in mỗi giờ.
In offset được ứng dụng vào lĩnh vực nào?
Công nghệ offset được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực thiết kế, in ấn phẩm, bao bì, mockup thương hiệu. Đem lại những giải pháp quảng bá hình ảnh công ty có chi phí khá rẻ so với các phương pháp marketing khác.
Địa chỉ in offset uy tín tại TPHCM
Nếu khách hàng vẫn chưa biết ở TPHCM có những địa chỉ in offset nào, hãy liên hệ ngay đến Xưởng In Hạnh Phúc. Đây là đơn vị in ấn khá nổi tiếng và uy tín nhất hiện nay nhờ sở hữu đội ngũ kỹ thuật, nhân viên tận tâm, giàu kinh nghiệm và trình độ thẩm mỹ cao. Công nghệ in offset được cập nhật, cải tiến thường xuyên, góp phần đem lại những bản in chất lượng, ấn tượng, đạt được hiệu quả truyền thông như mong muốn.
Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp cho Xưởng In Hạnh phúc để được tư vấn về công nghệ in offset là gì và nhận báo giá sớm nhất!