In metalize là công nghệ in lớp mạ kim loại rất mỏng, khoảng 4mic từ các chất liệu: nhôm, niken, crom,... Trải qua quá trình hấp, sấy nhiệt, lớp mạ kim loại đảm bảo an toàn khi đựng sản phẩm. Nhờ công nghệ in màng kim loại, bao bì của sản phẩm có khả năng chống nước, ẩm, giữ màu tốt, tăng tính thẩm mỹ và tạo sự chuyên nghiệp cho thương hiệu. Thông thường, kỹ thuật in metalize thường được sử dụng để in hộp bánh kẹo, lịch, túi giấy, thiệp,...
In metalize là gì?
In metalize là một trong những công nghệ khá mới trong lĩnh vực in ấn. Công nghệ này còn được gọi là in màng kim loại. In metalize thường được ứng dụng trên công nghệ in Offset để tăng tính thẩm mỹ và hiệu ứng trang trí cho bao bì.
Màng metalize được mạ thêm một lớp kim loại rất mỏng từ một số chất liệu sau: crom, niken, nhôm,... Thông thường, lớp kim loại trên màng metalize chủ yếu được mạ từ nhôm. Lớp lá nhôm mỏng là nhôm hợp kim đã trải qua các quá trình hấp, sấy nhiệt nên đảm bảo an toàn khi đựng sản phẩm.
Lợi ích của in metalize
Tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm
Những bao bì được mạ kim loại bên ngoài sẽ có sự sang trọng và đẳng cấp. Từ đó, khách hàng sẽ chú ý và lựa chọn sản phẩm nhiều hơn so với các sản phẩm có bao bì thông thường.
Xem thêm: Mẫu hộp giấy đựng thực phẩm có sức hút mới nhất hiện nay
Chống nước và ẩm tốt
Sản phẩm được cán màng metalize và phủ thêm màng PE mỏng bên ngoài. Nhờ vậy mà khả năng chống nước và ẩm của sản phẩm rất tốt, đặc biệt là trong khí hậu nóng ẩm.
Sử dụng kỹ thuật in màng kim loại giúp bao bì của sản phẩm chống nước và ẩm tốt
Khả năng giữ màu tốt
Như đã đề cập ở trên, bao bì, vỏ hộp in metalize có hai lớp màng bảo vệ nên có độ bền màu rất cao.
Tạo sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
Sản phẩm có bao bì sang trọng, đẳng cấp sẽ gián tiếp tạo nên sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Thông thường, khách hàng sẽ dựa vào sự chỉn chu trong thiết kế bao bì để đánh giá một doanh nghiệp.
Phân loại màng metalize
Hiện nay, màng metalize được chia thành 4 loại sau:
- MCPP - CPP Metalized: Sử dụng màng CPP làm nền để mạ kim loại trắng mờ (Aluminum), có độ dày từ 25 đến 100mic.
- MOPP - OPP Metalized: Sử dụng màng OPP làm nền để mạ kim loại hơi sáng (Si), có độ dày khoảng 4mic.
- MBON - Nilon Metalized: Sử dụng màng PA làm nền để mạ kim loại trắng hơi sáng (Si).
- MPET - Polyester Metalized: Sử dụng màng PET làm nền để mạ kim loại trắng và sáng bóng (Si), có độ dày 12mic.
Ứng dụng của in metalize
Nhờ các đặc điểm nổi trội nên kỹ thuật in màng metalize được ứng dụng trong nhiều hạng mục in ấn.
In vỏ hộp sản phẩm
Để tạo điểm nhấn, sự ấn tượng cho sản phẩm, các doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng kỹ thuật in màng metalize cho nhãn mác, bao bì. Các vỏ hộp được mạ kim loại đều nổi bật và thu hút nhiều sự chú ý của khách hàng hơn so với những dòng sản phẩm in thường. Điều này vừa giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, vừa thu hút khách hàng tiềm năng. Trên thị trường, các vỏ hộp thường được in metalize gồm: vỏ hộp rượu vang, bánh kẹo, kem đánh răng, mỹ phẩm, thuốc,...
Xem thêm: Các tiêu chí khi in hộp giấy đựng mỹ phẩm
Hình ảnh hộp thuốc siro ho trẻ em được in màng metalize
In thiệp
Thiệp chúc mừng, thiệp cưới hoặc lì xì thường sử dụng kỹ thuật in màng metalize để tạo sự sang trọng và bắt mắt cho ấn phẩm.
In lịch
Lịch để bàn, treo tường, lịch bloc,... đều sử dụng kỹ thuật in màng metalize để tăng tính thẩm mỹ.
In túi giấy
Các túi giấy đựng sản phẩm cao cấp: trang sức, mỹ phẩm,... đều sử dụng kỹ thuật in metalize để tăng tính thẩm mỹ và giá trị cho sản phẩm. Tuy nhiên, giá của các túi giấy mạ kim loại bên ngoài thường đắt hơn những loại túi giấy thông thường.
In bìa sách, tạp chí
Một số bìa sách, tạp chí cũng sử dụng phương pháp in metalize để tăng hiệu ứng trang trí và thu hút sự chú ý của độc giả.
Những lưu ý khi in metalize
Chọn màu màng metalize phù hợp với màu vỏ hộp
Thông thường, màu bao bì của sản phẩm sẽ giống màu thương hiệu. Đây là một trong những yếu tố giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu. Do đó, khi in màng kim loại, bạn cần chọn màu trùng hoặc gần giống với vỏ hộp. Điều này sẽ giúp bao bì lên hiệu ứng màu đẹp mắt và dễ gây ấn tượng với khách hàng.
Ngược lại, nếu chọn màu của màng kim loại tương phản với màu vỏ hộp thì hiệu ứng màu sắc sẽ không đẹp. Đôi khi, chỉ một chi tiết nhỏ trên bao bì cũng khiến sản phẩm bị khách hàng phớt lờ dù có chất lượng tốt.
Bạn cần chọn màu in màng kim loại trùng hoặc gần giống với vỏ hộp
Sử dụng thiết kế chuyên nghiệp
Để bao bì của sản phẩm trở nên lịch sự, sang trọng, bạn nên sử dụng thiết kế chuyên nghiệp. Điều này giúp các đường nét cũng như màu sắc trở nên hài hòa, bắt mắt. Từ đó, sản phẩm của doanh nghiệp được nâng cao về giá trị và hình ảnh.
Báo giá in metalize bằng máy in Offset giá rẻ
Vì sử dụng các nguyên liệu đặc biệt nên giá thành in metalize thường cao hơn so với các phương pháp in khác. In metalize chỉ sử dụng máy in Offset nhưng kỹ thuật viên phải là người hiểu biết về công nghệ cũng như cách sử dụng chất liệu để có thể tạo ra sản phẩm hoàn hảo.
Tùy vào chất liệu giấy, số lượng, sản phẩm,... mà giá in metalize sẽ khác nhau. Nếu có nhu cầu báo giá in Offset và metalize giá tốt, chất lượng, bạn hãy liên hệ ngay hotline của Xưởng In Hạnh Phúc để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng!
Tìm hiểu chi tiết: Công nghệ in offset là gì
Địa chỉ in metalize giá rẻ, chất lượng tại TPHCM
Hiện nay, có nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ in màng kim loại nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Trong số đó, phải kể đến Xưởng In Hạnh Phúc - đơn vị in ấn được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm với giá cạnh tranh. Công ty có xưởng in trực tiếp được trang bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ nhân viên lành nghề, tận tâm sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi in màng kim loại cho bao bì sản phẩm tại Xưởng In Hạnh Phúc.
Lời kết
Qua bài viết trên, bạn đã biết lợi ích, phân loại, ứng dụng cũng như các lưu ý khi in metalize. Nếu bạn có nhu cầu in Offset giá rẻ và metalize cho bao bì sản phẩm, Xưởng In Hạnh Phúc sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!